Không tính trên quy mô thế giới, chỉ riêng tại thị trường Việt Nam thì đã có hàng trăm hàng nghìn giống gà khác nhau được lai tạo và chăn nuôi. Tuy có nhiều điểm tương đồng, nhưng mỗi loại gà đều sở hữu những điểm độc đáo cá nhân và chất lượng thịt vô cùng khác nhau. Ngoài các loại gà lấy thịt phổ biến như gà tre, gà Tam Hoàng hay gà ri thì những giống gà đặc sản cũng đang được các hộ chăn nuôi quan tâm và đưa vào phát triển. Gà Ác và gà H’mông đều là những loại gà có chất lượng thịt ngon, khá hiếm và giới hạn về môi trường phát triển. Nếu có biện pháp chăm sóc và phát triển đúng cách thì hiệu quả kinh tế mang lại sẽ rất lớn.
Gà đặc sản được đưa vào nuôi lấy thịt
Hiện nay, giống gà Ác và gà H’mông là hai loại gà đặc sản điển hình, được nhiều nông dân lựa chọn trong chăn nuôi phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong chăn nuôi các giống gà đặc sản điển hình.
Có thể khẳng định rằng các giống gà đặc sản như gà H’Mông, gà Ác là những giống gà có tiềm năng phát triển kinh tế cao,không chỉ thích hợp với khẩu vị của người châu Á mà còn là đặc sản được quý khách phương Tây ưa chuộng rất nhiều. Chính vì vậy để phát triển giống gà này mạnh mẽ, bảo tồn vững nguồn gen, khẳng định được thương hiệu trên thị trường thì cần phải nắm vững được kỹ thuật chăn nuôi gà cho hiệu quả nhất.
Kinh nghiệm chăm sóc gà đặc sản hiệu quả
Xây dựng chuồng trại
– Xây dựng chuồng trại nơi có địa hình bằng phẳng, khô ráo. Tránh chọn nơi dốc, trũng dễ bị ngập nước khi trời mưa, nền chuồng khô ráo. Để tạo độ ấm cho gà nuôi thì rải lên trên nền một lớp trấu.
– Chọn hướng chuồng thích hợp để tránh gió lùa, tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời.
– Ánh sáng cung cấp trong chuồng trại phải phân bố đều, lượng ánh sáng vừa phải. Tránh tình trạng ánh sáng tập trung một chỗ. Nên sử dụng bóng điện có công suất 200W – 250W.
Tìm hiểu phương pháp úm đúng
– Cần chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, trang thiết bị trước khi lựa chọn gà về nuôi, máng ăn, máng uống, quây gà, sưởi chụp…
– Cần khử trùng và vệ sinh toàn bộ vật dụng chăn nuôi gà để phòng tránh bệnh cách tốt nhất.
– Trước khi thả gà vào nên bật điện sưởi trước 2 tiếng, bên cạnh đó pha thuốc bổ cho gà uống. Để tránh hiện tượng bội thực, sau khi cho uống xong nên cho gà ăn cám.
Nguồn thức ăn đủ dinh dưỡng
– Máng ăn cho gà cần đảm bảo vệ sinh, sử dụng máng uống gallon 1,8 – 3,8 lít. Xếp xen kẽ các máng với nhau.
– Nên chọn những loại thức ăn đảm bảo chất lượng, thơm ngon, và pha trộn tỷ lệ hợp lý. Sau 2 tiếng thì cung cấp nguồn thức ăn mới cho gà.
– Kết hợp các loại thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế biến để đa dạng khẩu phần ăn cho gà phát triển tốt nhất.
Lưu ý giữ nhiệt độ ổn định. Trong kỹ thuật chăn nuôi gà thì đây là giai đoạn quan trọng nhất. Mọi nhiệt độ, ánh sáng cung cấp đều ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của gà.
Xây dựng quy trình chăm sóc
Quy trình nuôi gà thịt thường kéo dài lâu và gà đặc sản cũng vậy. Cần thực hiện theo đúng quy trình từ lựa chọn giống, làm chuồng, chuẩn bị thức ăn nước uống cho gà.
Chọn lựa gà giống thuần chủng
Vì đây là loại đặc sản cho năng suất cao nên khi chọn lọc cần lựa chọn những giống gà thuần chủng có nguồn gốc rõ ràng tại các địa chỉ uy tín, tin cậy, những con gà khỏe mạnh nhất. Đặc điểm của những chú gà con đạt tiêu chuẩn như chân gà cứng, thẳng, tác phong nhanh nhẹn, không cong ngón chân, mắt gà tròn, lông bông phủ kín thân, mang màu lông đặc trưng, rốn khô, bụng thon mềm…
Nếu bạn tự nuôi gà giống thì cần lưu ý lúc gà bắt đầu nở nhặt dần các con ra. Cho mỗi mái nuôi 15-20 con. Để tránh tình trạng gà mẹ dẫn gà con còn non đi kiếm ăn. Gà con dễ bị bệnh, sa hố hoặc bị chồn, cáo, diều cắp, có thể lấy nơm nhốt gà mẹ. Gà con có thể chui ra chui vào, lúc lạnh tự động chui vào cho mẹ ấp. Thức ăn, nước uống của gà con để ngoài nơm để lúc đói gà con tự chui ra ăn. Sau 2 tuần (mùa đông 3 tuần) tách gà con khỏi mẹ, nuôi riêng, để gà mẹ nhanh chóng đẻ trứng trở lại.
Kỹ thuật chăm sóc cần lưu ý
– Gà đủ 2 tuổi thì cho gà ăn tấm, các loại bột ngô được nghiền nhỏ. Ngày thứ 3 thì đổi sáng thức ăn công nghiệp, cám hỗn hợp dạng viên.
– Cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, khu vực chăn nuôi để phòng chống các loại dịch bệnh.
– Sử dụng các loại bóng điện, chụp sưởi để tạo độ ấm cho gà tránh bị lạnh sinh bệnh.
– Trước khi cho gà ăn nên cho uống trước, thay nước sạch thường xuyên 2 -3 lần/ ngày. Giữ nền chuồng ấm cũng khô ráo. Với những kinh nghiệm kỹ thuật chăn nuôi gà đặc sản thích hợp. Sẽ tạo nên hiệu quả bất ngờ cho năng suất vật nuôi ngày càng nâng cao, hiệu quả kinh tế ngày càng phát triển.
Nguồn: Nuoitrong123.com