Bệnh EDS trên gà khiến chất lượng cũng như năng xuất đẻ của gà giảm sút nghiêm trọng. Bệnh do Adenovirus subgroup III gây ra. Nhiều nghiên cứu cho thấy Adenovirus subgroup III có huyết thanh phức tạp. Tuy nhiên, Adenovirus subgroup III vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh EDS trên gà. Năng suất trứng giảm sút sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe gia cầm, hơn nữa là không đảm bảo được kinh tế chăn nuôi. Hiện vẫn chưa có cách trị bệnh EDS ở gà, do đó các biện pháp phòng bệnh vẫn là chủ yếu.
Dịch tễ học bệnh EDS
Hội chứng giảm đẻ ở gà hay còn được gọi là bệnh EDS trên gà. Bệnh được Van Eck và cộng sự mô tả trên đàn gà đẻ năm 1976 tại Hà Lan. Nguyên nhân gà giảm đẻ do một DNA virus (EDSV) thuộc họ adenoviridae gây ra. Đây là virus có ADN nhân đôi thuộc họ Adenovirus. EDSV tương đối bền với chloroform, chịu được độ pH dao động từ 3 – 10. Với nhiệt độ: virus bị bất hoạt sau 30 phút ở 60oC và 3 giờ ở 56oC.
Tính gây bệnh của virus sẽ mất đi sau khi bị xử lý với formaldehyde 0.5% và glutaralaldehyde 0,5%. Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ gà con đến gà trưởng thành. Bệnh xảy ra xung quanh thời kỳ gà có tỷ lệ đẻ cao nhất do sự tái kích hoạt của virus đang ở giai đoạn tiềm ẩn.
Virus có thể truyền dọc qua trứng. Tuy số lượng trứng bị ảnh hưởng không nhiều nhưng đây là đường truyền lây nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp, gà bị nhiễm virus từ trứng không bài thải virus cũng như không sản sinh kháng thể. Chỉ đến khi tỷ lệ đẻ trong đàn đạt trên 50%, giai đoạn virus bị tái kích hoạt, con vật bài thải virus là bệnh lây lan nhanh trong đàn.
Chính vì vậy cần phát hiện gà mắc bệnh sớm, chính xác, sử dụng phương pháp chẩn đoán iiPCR cho kết quả trong 1 – 2 giờ là biện pháp giám sát tối ưu nhất hiện nay.
Bệnh cũng có thể lây qua khay trứng, phương tiện vận chuyển, thức ăn, nước uống, dụng cụ thú y, chất độn chuồng. Bệnh có thể lây truyền từ đàn bố mẹ sang đàn con thông qua trứng nhiễm bệnh. Hoặc có thể lây từ gà bệnh sang gà khỏe thông qua thức ăn, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống,…), phương tiện vận chuyển đã bị nhiễm khuẩn.
Triệu chứng cho thấy bệnh giảm đẻ ở gà
Hội chứng giảm đẻ ở gà có thời gian nung bệnh từ 7 – 9 ngày, một số trường hợp khi gây bệnh thực nghiệm triệu chứng chỉ xuất hiện sau 17 ngày gây bệnh.
Vỏ trứng bị mất màu, trứng đẻ ra có vỏ mỏng, vỏ mềm hoặc không có vỏ cứng. Bề mặt trứng có vỏ mỏng xù xì, nhám, có nhiều hạt lắng động trên bề mặt vỏ. Khi gia cầm mắc bệnh ở giai đoạn cuối chu kỳ đẻ trứng, sự thay lông có thể khiến cho tỷ lệ đẻ trứng không bị ảnh hưởng. Sản lượng trứng giảm rất nhanh hoặc giảm dần trong một vài tuần.
Bệnh EDS kéo dài trong 4 – 10 tuần, sản lượng trứng giảm khoảng 40%. Trung bình mất khoảng 10 – 16 trứng/con. Trường hợp bệnh xảy ra do kết quả của sự tái kích hoạt virus, sản lượng trứng giảm khi tỷ lệ đẻ trong đan được khoảng 50% và khi tỷ lệ đẻ đạt cao nhất.
Khi các vụ dịch xảy ra, ghi nhận được kích thước trứng bị ảnh hưởng. Kích thước và chất lượng lòng trắng trứng bị ảnh hưởng, rõ nhất khi gà bị nhiễm virus từ lúc 1 ngày tuổi. Một số đàn gia cầm do kháng thể đu được trước khi virus tiềm ẩn được kích hoạt, triệu chứng lâm sàng biểu hiện rất khác nhau, sản lượng trứng không đạt như dự đoán, hoặc thời kỳ đẻ trứng bị trì hoãn hoặc một số biểu hiện không rõ ràng của hội chứng.
Gia cầm khi bị bệnh vẫn khỏe mạnh, một số đàn có biểu hiện rõ ra bên ngoài như chậm chạp, kém ăn, tiêu chảy trong một thời gian ngắn.
Bệnh tích EDS trên gà
Bệnh tích biểu hiện chủ yếu ở buồng trứng và ống dẫn trứng, các bệnh tích khác không rõ ràng. Điều này khiến cho việc chọn lựa gia cầm bị bệnh rất khó khăn. Ống dẫn trứng bị phù thũng sau; đặc biệt tại miệng phễu ở phần trên của ống dẫn trứng và phần tử cung. Lách bị sưng to, tế bào trứng mềm nhũn. Quan sát thấy nhiều giai đoạn phát triển của trứng trong xoang bụng.
Chẩn đoán EDSV để ứng phó
Hội chứng giảm đẻ ở gà có thể được chẩn đoán dựa vào hiện tượng giảm sản lượng trứng không đạt được như đã dự báo. Hoặc sản lượng trứng đột nhiên giảm. Đặc biệt khi gia cầm đang khỏe mạnh nhưng vỏ trứng bị thay đổi. Hoặc sức khỏe đàn gia cầm giảm sút cùng với chất lượng vỏ trứng. Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác.
Bên cạnh đó khi có biểu hiện triệu chứng, bệnh đã gây ảnh hưởng đến năng suất đàn gà đẻ. Ảnh hưởng đến kinh tế người chăn nuôi. Cần tiến hành giám sát mầm bệnh lưu hành trong đàn trước giai đoạn gà đẻ trứng, từ đó có những biện pháp kịp thời điều trị bệnh. Sau khi xâm nhiễm vào đàn gà đẻ, virus phát triển trong đường hô hấp, phát triển trong mô lympho ống dẫn trứng dẫn đến giảm đẻ, giảm chất lượng trứng.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán, giám sát bệnh như: phản ứng HI, ELISA, iiPCR. Phát hiện bệnh trước khi bệnh nổ ra. Trong đó, kỹ thuật iiPCR đang được nhiều cơ sở thú y, trang trại lớn nhỏ lựa chọn.
Phòng bệnh trên gà
Virus EDSV có khả năng lây qua trứng nên cần phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh như sau:
- Chọn gà giống từ những cơ sở giống chất lượng, không bị nhiễm virus, gà con phải được chọn từ những đàn gà được tiêm phòng cẩn thận.
- Vệ sinh đúng kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi, vận chuyển trứng, quá trình tiêm phòng.
- Nuôi vịt, ngỗng cách xa khu nuôi gà.
- Phun sát trùng chuồng trại định kỳ, tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.
- Sử dụng vaccine phòng bệnh cho gà 1 lần giai đoạn gà 2 – 4 tuần trước đẻ.
Chữa trị gà giảm đẻ (EDS) ở gà
Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh Hội chứng giảm đẻ ở gà. Bổ sung thuốc bổ, vitamin; tăng hàm lượng canxi và protein trong khẩu phần cho gà đẻ, gà giống. Để tăng năng suất đẻ và tăng chất lượng trứng. Bổ sung Sun – Provit, Sun – Men sống Thái Dương trong thức ăn, nước uống. Giúp tăng sức đề kháng, chống stress khi môi trường thay đổi. Tăng khả năng hấp thu khoáng, cung cấp vitamin, kích thích buồng trường phát triển. Tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, kéo dài chu kỳ đẻ và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao. Các biện pháp phòng chống nên được chú ý. Để tránh dịch bệnh lan rộng trong đàn gà.
Nguồn: Happyvet.vn