Lươn om củ chuối: Món ăn thích hợp vào ngày trời se lạnh

mất:4 phút, 55 giây để đọc.

Con lươn hay còn được gọi là cá chình. Nó là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, có thể chế biến nhiều món ăn ngon, phong phú và bổ dưỡng. Lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao. Ở Việt Nam, thịt lươn được dùng để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng như cháo lươn, miến lươn, lẩu lươn, lươn om chuối… rất thơm ngon và bổ dưỡng. Nếu bạn là người yêu thích món ăn liên quan tới lươn, thì hôm nay hãy cùng chúng mình khám phá món lươn om củ chuối, một món ăn thơm ngon đậm đà nhé.

Con lươn là gì?

lươn

Lươn, là một loại động vật có thân dài, thân thường rất nhớt. Sống chủ yếu dưới ao hồ hoặc sông rạch. Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Thịt lươn, Chạch rất giàu protein, và chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin E, Vitamin A và Vitamin B12 còn có phốt pho. Nhưng thịt lươn lại chứa nhiều Cholesterol xấu cho tim mạch.

Món lươn om củ chuối

Bắt lươn ở đâu?

Sinh ra ở vùng đất chiêm trũng, có lẽ không ai mà không biết món lươn om củ chuối. Sau trận mưa rào, bố tôi thường mang ống lươn đi đặt ở ruộng. Bố bảo: “Lươn háu ăn mồi tanh tanh của giun đất còn sống. Chỉ cần băm nhỏ giun ra bỏ một ít vào ống (được làm bằng tre) kiểu gì cũng dính ngay”. Mỗi lần về, chiếc giỏ tre của bố đầy những chú lươn đồng tươi.

Cách nấu món ăn này

Đầu tiên, phải làm sạch lươn, cho ít muối hột vào để nó nhả hết nhớt. Sau đó, lấy chiếc nồi sạch, cho ít nước vào, cắt lươn để lấy tiết. Lọc xương lươn, để lại đuôi khi quấn cho đẹp. Trong lúc lọc thịt lươn, tôi thường được phân công làm phần nhân. Phần nhân gồm: thịt ba chỉ, mộc nhĩ băm nhỏ cùng gia vị (nước mắm, hạt nêm, tiêu, hành lá, hành củ, băm nhỏ) quấn đều. Bố tôi một khi đã vào bếp, nấu món lươn om củ chuối đã ngon lại còn đẹp mắt, cầu kỳ hơn ông gói phần nhân vào lá lốt, xong cuốn lươn bên ngoài, rồi dùng lá hành hoa để “định vị” miếng lươn cho chắc chắn.

Cách để món lươn om củ chuối thành công

Nhưng để món lươn om củ chuối thành công, thì công đoạn chọn củ chuối non (phải là chuối hột) mới là bài toán khó. Nếu bạn là người vội vã thì khó lòng nấu ngon món này vì nó rất tốn công. Phải mất cả tiếng đồng hồ mới thái củ chuối và băm sợi nhỏ. Bí quyết của bố là bỏ một ít mẻ vào chậu nước sạch rồi cho sợi chuối đã băm nhỏ vào ngâm. Như vậy sợi chuối đỡ chát và sẽ trắng hơn. Ngâm khoảng 30 phút thì vớt ra rửa sạch để ráo và ướp gia vị. Cho phần lươn cuốn và củ chuối vào nồi, ướp khoảng 3 – 4 phút thì mẻ đã thấm. Sau đó cho ít mắm tôm, nước mắm, muối, hạt nêm, tiêu cùng ít lá lốt thái nhỏ cùng vài thìa mỡ lợn, ướp độ 15 phút và bắt đầu bật bếp. Nấu lửa to cho phần lươn và chuối sôi sền sệt. Lúc này cho tiết lươn, nước xương của lươn vào nấu. Nếu bạn thích nhiều nước hơn, thì cho thêm nước hầm xương vào để nồi lươn ngọt thanh.

Thưởng thức

lươn om chuối

Mùi thơm là sự thức tỉnh của các giác quan. Sự cộng hưởng kỳ lạ giữa mẻ chua chua và mắm thơm thơm nồng nàn hoặc mùi thơm của lá lốt lan tỏa làm ngây ngất không gian bếp. Thịt lươn cuốn với nhân thịt ba chỉ ăn mềm, béo ngậy. Chuối chín mềm ăn bùi bùi không thấy ngán.

Những lợi ích sức khỏe từ thịt lươn

– Chữa bệnh tiêu chảy: Nếu phân có đờm, nhớt và máu: nướng một con lươn nước ngọt sau khi bỏ phần gan và tạng phủ. Sau đó, rang với 10g đường vàng để tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày từ 3 đến 4 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 muỗng cà phê.

– Chữa bệnh phong thấp: Nên ăn lươn hầm (um) chung với rau ngổ và sả.

– Chữa bệnh trĩ: Ăn thịt lươn nước ngọt hoặc lươn biển để giúp cầm máu và trị búi trĩ. Khi nấu lươn nên dùng nồi bằng đất để giảm bớt mùi tanh của lươn. Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn và kim loại có thể gây tanh.

– Chữa chứng bất lực: Hầm lươn chung với hạt sen, hà thủ ô, nấm mèo hoặc nấm linh chi. Có thể cho thêm lá lốt.

– Chữa chứng suy nhược: Trường hợp bị suy nhược do lạm dụng tình dục, hãy nấu lươn biển chung với rượu chát cho đến khi cạn. Sau đó, nướng lươn đã nấu chín cả da lẫn xương, cuối cùng tán thành bột. Uống mỗi ngày từ 7 đến 10g chung với rượu tùy theo tình trạng suy nhược.

Lời kết

Hôm nay, trời cũng đang se se lạnh. Giữa phố xá Sài thành vắng lặng trong một cái tết đặc biệt, tôi lại nhớ da diết mùi vị đồng quê, bữa cơm nhà bố nấu. Giản dị thôi nhưng chan chứa tình yêu thương của người đàn ông lam lũ suốt một đời vì con. Tôi cầm máy gọi cho bố giọng run run: “Bố à, tự dưng con thèm dấm lươn om củ chuối quá!”. Bố hiền hậu cười bảo: “Về nhà đi con! Bố nấu cho mà ăn”.

Nguồn: thanhnien.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *