Có một chuồng gà chọi đúng tiêu chuẩn là điều cần thiết. Điều này có thể giúp gà có không gian sống thoải mái. Do đó, chúng có thể phát triển và sinh trưởng thuận lợi. Chúng ta cũng không phải lo lắng về vấn đề an toàn, gà ốm, gà ốm. Vì vậy, nếu muốn nuôi gà chọi chuyên nghiệp lâu dài, bạn cần hiểu rõ yêu cầu thiết kế của chuồng gà.
Biết cách làm chuồng gà đúng tiêu chuẩn sẽ mang đến cho các chú lính một môi trường sống thoải mái, giúp chúng sinh trưởng và phát triển ổn định hơn. Đương nhiên là sẽ nhiều giống gà chọi gà khác nhau, tùy vào điều kiện và mục đích sử dụng của mỗi người mà xây dựng / tạo chuồng gà khác nhau.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ qua từng loại mô hình chuồng trại dưới đây.
Các mô hình chuồng gà chọi phổ biến và được ưu chuộng nhất
Làm bội nhốt gà
Bội úp là dạng chuồng gà chọi bằng sắt nhỏ. Bội là vật gần như không thể thiếu đối với mỗi người nuôi gà chọi bởi đây khong chỉ là nơi nhốt gà mà còn được sử dụng để tập luyện cho gà dai sức, tăng đô chiến đấu. Cách làm bội úp gà khá đơn giản và có khá nhiều kích thước cũng như nguyên liệu khác nhau nhưng nhìn chung dạng bội cao tầm 50cm làm bằng sắt là được ưa chuộng hơn cả. Bội có thể tự làm khá dễ hoặc mua ở các cơ sở bán dụng cụ nuôi nhốt với mức giá chỉ tầm 100- 300 tuỳ vào chất lượng.
Nhốt gà trong bội giúp người nuôi thuật tiện hơn trong di chuyển gà. Tuy nhiên, cũng không nên nhốt bội quá lâu khiến chúng cuồng chân, giảm sức bền. Nếu muốn nuôi gà trong bội thì cần thả chúng ra ngoài thường xuyên để đi lại.
Mô hình chuồng gà thu nhỏ
Chuồng gà mimi là dạng chuồng khá được ưa chuộng ở nước ngoài và nay đã lan đến Việt Nam. Nếu bạn chỉ nuôi từ 1- 2 con gà thì nên làm loại chuồng này cho chúng. Chuồng gà dạng này rất đa dạng. Tuỳ theo sở thích mà làm. Làm tại gia thì có thể sử dụng tất cả các nguyên liệu trong nhà như gỗ, sắt thừa, thùng nước không dùng đến… Khi làm chuồng mini ban cần chú ý thiết kế đầy đủ 2 phần: Lợp ( bằng gỗ, nhựa hay sắt…) và phần hở quây bằng lưới để gà có không gian hoạt động cho cả ban ngày cũng như ban đêm.
Mô hình chuồng gà 2 tầng
Chuồng gà 2 tầng cũng là giải pháp khá hay có những người không nuôi quá nhiều gà. Hơn hết, thiết kế chuồng 2 tầng giúp vệ sinh dễ dàng, tránh cho gà những bệnh tật không đáng có. Gà ngủ đủ cao sẽ khoẻ mạnh hơn đồng thời; chúng còn có thể tập luyện mỗi ngày bằng việc leo lên, xuống chuồng. Với thiết kế chuồng gà 2 tầng, bạn nên sử dụng sắt hoặc gỗ làm nguyên liệu chính để chuồng luôn chắc chắn. Nếu bạn nuôi gà với số lượng không quá lớn thì nên cho mỗi con có một không gian riêng để đảm bảo sự phát triển cho chúng. Nếu có điều kiện nên xây dựng chuồng bằng gạch là cách tốt nhất.
Mỗi chuồng cần có đủ không gian rộng rãi và cao ráo để gà có thể tự do đi lại, bay nhảy nếu muốn. Thường thường, diện tích mỗi chuồng nên rơi vào 1x2m hoặc 1x4m2. Rộng hơn thì càng tốt. Các chuồng cần có vách ngăn kín để tránh gà gây nhâu khiến toè mỏ, hư cẳng… Chuồng nuôi phải ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh sinh sôi mầm bệnh xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà.
Xây dựng quy mô lớn
Nếu nuôi nhốt gà chọi số lượng lớn thì những loài chuồng kể trên khó có thể đáp ứng được. Trường hợp này, bạn cần áp dụng mô hình dãy chuồng. Nên xây chuồng với hai dãy song song cùng 1 lối đi ở giữa. Có thể kế hợp xây 2 tầng để tăng thêm diện tích. Mô hình chuồng dạng này nên xây dạng chữ nhật chiều dài 1.5 – 2m, chiều rộng từ 0.8 – 1m. Mỗi tầng cách nhau tầm 50 cm. Phần trên chuồng gà có mái che chắn. Nếu muốn làm thoáng thì sử dụng lưới bao quanh. Mặt chuồng cần có đất nên nhằm tránh làm hại tới chân gà.
Nguồn: klt.vn