Vệ sinh chuồng trại là việc cấp thiết mà bất cứ người chăn nuôi nào cũng phải quan tâm. Và hầu hết ô nhiễm trong chuồng là do amoniac (NH3). Đây là chất khí không tan trong nước và tan trong nước. Nó có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khi đó nó sẽ gây ra các vấn đề môi trường phá hủy đa dạng sinh học và giảm chất lượng nước. Theo nghiên cứu, ở các nước EU, phần lớn lượng khí thải amoniac bắt nguồn từ nông nghiệp. Trong số này, có tới 3/5 đến từ phân gia súc và gia cầm, 2/5 còn lại là từ đất.
Amoniac trong chuồng gà – Tác hại và cách quản lý chúng
Vì sao Amoniac có trong chuồng gà?
Amoniac trong mỗi trang trại chăn nuôi đến chính từ những con gà.Khi tiếp xúc với hơi ẩm, nó phản ứng và tạo thành một dung dịch ăn mòn gọi là amonium. Các amonium ăn mòn lớp niêm mạc đường hô hấp của gà. Chúng có thẻ làm tê liệt hoặc thậm chí phá hủy lông nhung của các tế bào biểu mô.
Điều đó khiến cho các chất nhầy trên bề mặt lớp niêm mạc khí quản không thể được làm sạch. Nó dẫn đến việc các mầm bệnh bị mắc kẹt trong các dịch nhầy đó. Rồi mần bênh sẽ trôi đến phổi hoặc túi khí của gà gây nhiễm trùng hệ hô hấp.
Theo khuyến cáo của EU, nồng độ NH3 không được vượt quá 20 ppm trong 8h liên tục. Hoặc 35 ppm trong 10 phút liên tục trong bất kỳ khoảng thời gian sống nào của mỗi con gà.
Tổng quan về Amoniac trong chuồng nuôi gà.
Amoniac trong mỗi trang trại chăn nuôi đến chính từ những con gà. Nitơ chưa sử dụng được bài tiết dưới dạng acid uric (80%), Amoniac (10%) và ure (5%).
Khi khí Amoniac tiếp xúc với hơi ẩm, nó phản ứng; và tạo thành một dung dịch ăn mòn cơ bản gọi là amonium. Dung dịch ammonium này gây nguy hại đến sức khỏe của gà. Các amonium ăn mòn lớp niêm mạc đường hô hấp của gà; và làm tê liệt hoặc thậm chí phá hủy lông nhung của các tế bào biểu mô.
Điều đó khiến cho các chất nhầy trên bề mặt lớp niêm mạc khí quản không thể được làm sạch (bình thường các lông nhung khi chuyển động sẽ đồng thời làm sạch lớp chất nhầy này) dẫn đến việc các mầm bệnh bị mắc kẹt trong các dịch nhầy đó rồi trôi đến phổi hoặc túi khí của gà gây nhiễm trùng hệ hô hấp.
Ảnh hưởng của Amoniac
Nồng độ Amoniac trong chuồng nuôi cao có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng tăng trọng của gà. Tuy nhiên, điều đáng nói là không dễ để đo lường được mức độ ảnh hưởng cụ thể là bao nhiêu. Nồng độ Amoniac trong không khí quá cao trong bất kỳ khoảng thời gian nào đều sẽ gây khó chịu cho gà.
Amoniac là một chất gây oxy hóa mạnh có thể gây viêm. Nồng độ Amoniac cao có thể làm thay đổi chức năng sinh lý của cơ quan nội tạng động vật. Nó gây ra giảm chuyển hóa năng lượng, gây ra hiện tượng tổn thương cấp độ tế bào ở niêm mạc đường tiêu hóa.
Tiếp xúc với nồng độ Amoniac cao ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch của gà . Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tăng trọng toàn đàn giảm.
Quản lý chế độ ăn uống là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất
Tổng lượng nitơ trong phân của gà có thể được giảm đáng kể bằng cách xây dựng chế độ ăn dựa trên yêu cầu axit amin của gà thay vì trên tổng protein thô.
Khi tỷ lệ phần trăm protein thô trong chế độ ăn uống được hạ xuống; và thay thế bằng các nguồn protein thông thường (ví dụ như bột đậu nành, bột hướng dương) với axit amin tổng hợp; duy trì chất dinh dưỡng được tối đa hóa. Giảm protein trong khẩu phần ăn từ 3-5% có thể làm giảm 60% tổng lượng nitơ thải ra từ gà thịt và gà đẻ.
Một chế độ ăn uống cân bằng được tạo nên từ những thành phần có mức tiêu hóa cao; và các chất phụ gia thức ăn giúp gà tăng khả năng tiêu hóa tại ruột non. Viêm nhiễm gây ra bởi stress có thể làm giảm đáng kể khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng bao gồm protein.
Cách kiểm soát tốt nhất
Dưới đây là 5 cách để giảm nồng độ Amoniac trong trang trại chăn nuôi nuôi gia cầm bất kỳ nào:
- Khẩu phần ăn và quản lý chế độ ăn uống, một chế độ ăn uống cân bằng, hoàn chỉnh.
- Tối ưu hóa mật độ chăn thả để giúp hạn chế độ ẩm quá mức trong chuồng nuôi. Từ đó có thể làmgiảm quá trình kỵ khí.
- Điều chỉnh tốc độ thông gió – nếu nồng độ Amoniac tăng, chuồng trại cần thông thoáng hơn.
- Điều chỉnh nhiệt độ: nhiệt độ nên được điều chỉnh phù hợp với tiểu khí hậu chuồng nuôi.
- Cải thiện khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng.
Trong 5 việc trên, quản lý chế độ ăn uống là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất. Lượng nitơ có thể giảm bằng cách xây dựng chế độ ăn dựa trên yêu cầu axit amin của gà.
Một chế độ ăn uống cân bằng giúp gà tăng khả năng tiêu hóa tại ruột non. Viêm nhiễm gây ra bởi stress có thể làm giảm đáng kể khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất.
Một con gà không khỏe mạnh thì sẽ không có khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn tốt. Điều đó xảy ra ngay cả khi gà được hỗ trợ tiêu hóa bởi các enzyme ngoại sinh. Bởi vậy nên việc giữ đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh, hoạt động tốt trong suốt giai đoạn phát triển. Đó là chìa khóa để giảm bài tiết của thức ăn không tiêu hóa và hấp thụ được trong phân. Từ đó làm giảm sự bay hơi Amoniac trong chuồng nuôi.
Nguồn: klt.vn